Từ “dân số vàng” sang “dân số già” - Đáng lo

18/05/2021 | 08:23 GMT+7

10 năm qua, mc sinh liên tc gim, hin Hu Giang ch đt 1,59 con/bà m, là s rt thp so vi vùng đng bng sông Cu Long là 1,8 con/bà m, còn c nước là 2,04 con/bà m. Thc trng này là đáng báo đng vi nhiu h ly, do mc sinh thp.

Bài 2: Nhiều hệ lụy

Mức sinh liên tiếp giảm đã khiến giai đoạn cơ cấu dân số vàng ngắn lại, già hóa dân số diễn ra nhanh, ảnh hưởng đến quy mô dân số, thiếu nguồn lao động,... sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của tỉnh nếu không có những giải pháp hiệu quả tăng sinh.

Khám sức khỏe cho người cao tuổi được quan tâm hơn thời gian gần đây.

Hậu Giang đã bước vào giai đoạn già hóa dân số

Hậu Giang bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2013 và tỷ lệ này tăng qua từng năm: Năm 2013 là 10% người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), năm 2015 là 12,4%, năm 2017 tăng lên 13,8%/tổng dân số, cao hơn mặt bằng cả nước hiện là 11%. Dự báo nếu không có giải pháp can thiệp, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên đến năm 2020 là 20,6%, đến năm 2030 là 45,9%.

Ông Nguyễn Văn Quận, Trưởng ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, cho biết: “Hiện nay, Hậu Giang có khoảng 90.000 người từ 60 tuổi trở lên. Đa số người cao tuổi sống ở vùng nông thôn, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, hiện có trên 10% người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo. Đặc biệt, có khoảng 300 người cao tuổi sống neo đơn rất khó khăn dù có chính sách bảo trợ xã hội. Những trường hợp này không có người chăm sóc, khi đau ốm chẳng biết dựa vào ai”.

Cũng theo ông Quận, thực tế hiện nay, cơ sở dành riêng cho người cao tuổi hầu như chưa có, đặc biệt là cơ sở làm khu tập luyện thể dục, dưỡng sinh,… Câu lạc bộ tập dưỡng sinh chỉ có ở một số phường ở thành thị còn ở nông thôn chưa phát triển được”. Đây là vấn đề đặt ra cho thấy đời sống người cao tuổi còn rất khó khăn.

Bên cạnh đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa đảm bảo từ tỉnh đến xã về số lượng cũng như chất lượng. Bà Võ Thị Hoàng Loan, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, cho biết: “Toàn tỉnh hiện chỉ có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang có khoa lão khoa, còn các trung tâm y tế huyện, thị, thành thì chưa có. Việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được thực hiện lồng ghép với khoa nội của đơn vị. Về nhân lực bác sĩ có chuyên khoa chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn thiếu về số lượng, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Người cao tuổi sống tập trung tại các vùng nông thôn, thiếu thông tin, thiếu kiến thức về bệnh, kiến thức về chăm sóc sức khỏe nên tự bản thân người cao tuổi và gia đình chưa biết các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, phần lớn chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ”.

Già hóa dân số nhanh sẽ đặt ra gánh nặng chính sách chăm sóc y tế người già. Hậu Giang đã có chính sách chăm sóc sức khỏe người già, khám sức khỏe người cao tuổi và hướng đến quản lý sức khỏe, quản lý các bệnh liên quan nhằm mục đích để người cao tuổi sống khỏe mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ. Chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe, cấp bảo hiểm y tế và ưu tiên khi đi khám, chữa bệnh ở cơ sở y tế. Tuổi thọ bình quân đã tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh chưa cao.

Ông Nguyễn Văn Ánh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được quan tâm, năm nay huyện có kế hoạch khám sức khỏe cho khoảng 80% trên tổng số người cao tuổi. Thực tế hoạt động này còn chưa nhận được sự quan tâm của người cao tuổi, số lượng đến khám sức khỏe khoảng 60% so với kế hoạch. Một phần là do điều kiện đi lại khó khăn. Qua khám sức khỏe cho thấy hầu hết người cao tuổi đều có mắc bệnh đau khớp, nhức mỏi, bệnh huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch,…”. Không chỉ là chăm sóc y tế, già hóa dân số đặt ra vấn đề lương hưu, nguy cơ vỡ quỹ hưu trí,…

Hàng loạt hệ lụy khác…

Tỷ suất sinh thô Hậu Giang từ 16,53‰ năm 2009 đã giảm xuống còn 15,34‰ năm 2016, tiếp tục giảm còn 14,62‰ năm 2017, đến năm 2020 cũng tiếp tục giảm. Bà Cao Thị Ánh Hồng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, nhận định: “Nếu mức sinh thay thế của huyện không tăng lên trong thời gian tới thì sẽ không đảm bảo được nguồn lao động cho tương lai. Những năm qua, số trẻ sinh của huyện đều thấp chỉ trên 1.900 trẻ vào năm 2017 và con số này đang giảm trung bình 100-200 trẻ/năm”.

Theo dự báo của ngành dân số nếu không có biện pháp can thiệp, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tỉnh giảm đến năm 2020 còn 66,1% và đến năm 2030 Hậu Giang sẽ chính thức bước ra khỏi giai đoạn cơ cấu dân số vàng với 43,1% người trong độ tuổi lao động.

Cơ cấu dân số theo tuổi của tỉnh đang có sự dịch chuyển mạnh theo hướng giảm tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi, đồng thời tăng nhanh số người trong độ tuổi lao động (từ 15-59 tuổi) và người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên.

Bà Cao Thị Ánh Hồng, Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: “Thực tế cho thấy, nếu hiện nay mỗi gia đình chỉ có một con thì cấu trúc gia đình là ông bà nội, ngoại và cha mẹ cùng chăm sóc cho một người. Nếu tiếp tục duy trì mức sinh thấp như hiện nay thì hơn 20 năm sau cấu trúc gia đình sẽ là một người con phải gánh vác việc chăm sóc cho ông bà nội, ngoại và cha mẹ”. Hiện nay, chính sách thu hút lao động ngoài tỉnh và ngoài nước khá cao, góp phần thêm thiếu hụt lao động càng nặng nề hơn.

Thực trạng trên cũng ảnh hưởng đến quy mô dân số. Một số địa phương xây dựng đô thị gặp khó vì quy mô dân số không đạt, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, từng chia sẻ điểm khó trong thực hiện các tiêu chí đô thị loại II, trong đó nhất là tiêu chí về quy mô và mật độ dân số. Nếu xét theo tiêu chuẩn dân số toàn đô thị phải đạt 200.000 người thì Vị Thanh chỉ đạt trên 100.200 người, chỉ mới hơn một nửa. Còn đối với tiêu chuẩn dân số khu vực nội thành, nội thị phải đạt 100.000 người, thì chỉ mới đạt gần 68.200 người. Thực trạng giảm sinh đã gây những bất lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.

Người cao tuổi Hậu Giang cao hơn mặt bằng cả nước gần 3%

Hậu Giang bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2013 và tỷ lệ này tăng qua từng năm: Năm 2013 là 10% người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), năm 2015 là 12,4%, năm 2020 tăng lên 13,8%/tổng dân số, cao hơn mặt bằng cả nước hiện là 11%. Dự báo nếu không có giải pháp can thiệp, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên đến năm 2020 là 20,6%, đến năm 2030 là 45,9%.

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN - HỒNG DIỄM

Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>