Quan hệ Mỹ – Nga: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”

02/08/2017 | 07:26 GMT+7

Dự luật siết chặt trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga vừa được Washington thông qua như một lời tuyên chiến trên lĩnh vực kinh tế đối với Matxcơva. Tuy nhiên, Nga đã trả đũa lại bằng một đòn khá hiểm khiến Mỹ lao đao.

Vốn cùng muốn cải thiện quan hệ song phương nhưng Tổng thống Donald Trump buộc phải ký trừng phạt Nga, còn Tổng thống Vladimir Putin đành phải đáp trả.  Ảnh minh họa: TASS

Từ năm ngoái, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khơi mào trừng phạt bằng việc yêu cầu 35 nhà ngoại giao Nga rời khỏi nước này với cáo buộc Matxcơva can thiệp bầu cử Mỹ cũng như việc Nga đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này hồi năm 2014. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không phản ứng ngay mà quyết định chờ đợi Washington đổi ý khi Nhà Trắng có chủ mới là Tổng thống Donald Trump vào đầu năm 2017. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng: “Chúng tôi đã đợi đủ lâu với hy vọng tình hình có thể thay đổi tốt đẹp hơn nhưng dường như kể cả khi có thay đổi thì điều đó cũng không xảy ra sớm”. Suốt quãng thời gian chờ đợi đó, các chuyên gia và quan chức Nga đã “hiến” rất nhiều kế sách để Matxcơva đáp trả Mỹ, nhưng ông Putin vẫn chưa quyết định.

Tuy nhiên, dự luật siết chặt trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Luật trừng phạt Nga mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua ngày 27-7 như “giọt nước tràn ly” đã buộc Nga phải hành động đáp trả. Động thái đầu tiên để Nga trả đũa Mỹ là việc Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa yêu cầu 755 nhân viên ngoại giao Mỹ phải rời khỏi nước này. Cùng với đó, các chuyên gia Nga cũng đưa ra hàng loạt biện pháp đáp trả mạnh khiến Mỹ phải lao đao. Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Nhân văn Matxcơva, ông Nikolai Platoshkin chỉ ra rằng, chính văn bản đạo luật của Mỹ nhằm trừng phạt Nga đã gợi ý cho nước này các biện pháp đáp trả. Cụ thể là “Phần 237 đã nêu rõ là các biện pháp bao gồm trong đạo luật này không cản trở hoạt động của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA)”. Do vậy Nga có thể ngừng việc đưa các phi hành gia Mỹ lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), để họ mất hết cơ hội hoạt động. Bên cạnh đó, theo ông Platoshkin, Nga cũng có thể rút tiền đầu tư vào Bộ Tài chính Mỹ, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh tế nước này. Mặt khác, theo nhà phân tích Alexei Fenenko, phó giáo sư Khoa Chính trị thế giới của Đại học Matxcơva, không nhất thiết phải đụng đến công cụ kinh tế, Nga có thể áp đặt một lệnh trừng phạt từ phía Mỹ sẽ bớt đi một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân”. Theo đó là Hiệp ước Cấm thử hạt nhân tổng thể (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty, CTBT). Hiệp ước này cấm tất cả các vụ nổ hạt nhân vì cả mục đích dân sự và quân sự ở mọi môi trường và nó đã thiết lập một hệ thống giám sát quốc tế đối với bất cứ dấu hiệu nổ hạt nhân nào dưới lòng đất, dưới nước hay trên mặt đất. Mỹ đã đầu tư hàng tỉ USD vào hệ thống này. Trong trường hợp Nga rút khỏi thỏa thuận này và hủy hoàn toàn hợp tác với Mỹ trong vấn đề này, hàng tỉ USD mà Washington đã chi ra coi như “đổ sông đổ bể”. Ngoài ra, Nga có thể cấm vận chuyển uranium làm giàu ở mức thấp sang Mỹ, nơi có tới một nửa số nhà máy điện hạt nhân sử dụng nhiên liệu này từ Nga. Đó là chưa kể việc Nga hoàn toàn có quyền cấm bay trong vùng trời đối với những máy bay chở hàng của liên quân Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp viện cho lực lượng ở Afghanistan. Nhẹ nhàng hơn, Nga có thể ngừng xuất khẩu phân bón sang Mỹ mà cũng “chẳng mất gì cả” bởi “các công ty của Trung Quốc còn mua nhiều gấp đôi so với Mỹ”.

Các chuyên gia nhận định có vô vàn cách để Nga có thể đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ mà hệ lụy của nó sẽ làm cho nước Mỹ lao đao không chỉ là kinh tế mà còn có nhiều lĩnh vực trọng yếu khác. Nói một cách khác, đối đầu bằng các lệnh trừng phạt cả Mỹ và Nga đều bị thiệt thòi nhưng hậu quả phải gánh chịu nặng nề hơn là Mỹ. Mặt khác, khi Luật siết chặt trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga có hiệu lực sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) nên sẽ không tránh khỏi làn sóng phản đối nhằm vào Mỹ. Điều này chính Tổng thống Mỹ Donald Trump là người hiểu hơn ai hết. Do vậy khả năng ông Trump sẽ có giải pháp để hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Nga hoàn toàn có thể xảy ra nay mai.

Dự luật trừng phạt Nga của Mỹ đã nhận được sự ủng hộ áp đảo tại cả 2 viện Quốc hội Mỹ, với 419 phiếu thuận, 3 phiếu chống tại Hạ viện và 98 phiếu thuận, 2 phiếu chống tại Thượng viện), Tổng thống Donald Trump đành phải ký thành luật văn bản này để tránh cảnh bị “muối mặt” khi các thành viên cùng Đảng Cộng hòa lại bỏ phiếu bác bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống. Mặc dù điều này, ông Trump hoàn toàn không muốn xảy ra.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>