Mong manh giải pháp hòa bình ở Syria

25/01/2017 | 08:22 GMT+7

Chính quyền Damascus muốn thúc đẩy một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột, trong khi đó, phe đối lập Syria cũng tuyên bố sẽ chỉ thảo luận về các biện pháp cứu vãn một lệnh ngừng bắn mong manh do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, chứ không tham gia bất cứ cuộc thảo luận chính trị nào. Những bất đồng này, khiến cuộc hòa đàm về Syria khó tìm được kết quả khả quan.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại một cuộc đàm phán hòa bình diễn ra tại thủ đô Astana của Kazakhstan. Ảnh: AFP

Ngoài Chính phủ Syria và phe đối lập, còn có đại diện các nước trung gian là Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Syria Mistura và Đại sứ Mỹ tại Kazakhstan George Krol với tư cách là quan sát viên tham gia cuộc đàm phán này. Điểm mới trong hội đàm lần này là các phái đoàn đại diện cho Chính phủ Syria và phe đối lập đã ngồi chung bàn tròn khi khai mạc cuộc đàm phán. Đây là điều khác biệt vì trong các cuộc đàm phán hòa bình Syria trước đây tại Geneva (Thụy Sĩ), đại diện chính phủ và phe đối lập Syria chưa bao giờ ngồi chung bàn đàm phán.

Mặc dù vậy, phe đối lập ở Syria cho rằng, thỏa thuận ngừng bắn cần có cơ chế giám sát, đồng thời cũng tuyên bố sẽ chỉ thảo luận về các biện pháp cứu vãn một lệnh ngừng bắn mong manh do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, chứ không tham gia bất cứ cuộc thảo luận chính trị nào. Trong khi đó, các phe phái vũ trang yêu cầu ngừng bắn toàn diện trên toàn lãnh thổ Syria, cũng như yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi trong bất kỳ giải pháp chính trị nào. Đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục chiến đấu nếu các cuộc đàm phán thất bại.

Phát ngôn của phái đoàn chính quyền Syria Osama Abu Zaid nói rằng, nếu thành công hòa đàm tại Astana sẽ tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán, còn nếu thất bại, thì không có sự lựa chọn nào khác là tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, ông Abu Zaid cho biết thêm, đã thống nhất được với các bên trong thời điểm hiện nay là thảo luận về lệnh ngừng bắn. Chính quyền Damascus muốn thúc đẩy một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột, đồng thời cho rằng các tay súng đối lập cần hạ vũ khí để được hưởng khoan hồng. Chính bất đồng về quan điểm trên nên cuộc hội đàm đang còn nhiều mâu thuẫn chưa được giải tỏa.

Thực tế, trước đó Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được sự tương đồng về phần lớn các vấn đề sẽ được bàn thảo tại cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Syria diễn ra tại thủ đô Astana của Kazakhstan. Đặc phái viên của Tổng thống Nga về giải quyết vấn đề Syria, Trưởng Đoàn đàm phán Nga, ông Aleksandr Lavrentjev cho biết, Nga đã bàn luận với phía Iran và Thổ Nhĩ Kỳ theo hình thức 3 bên và các bên đều có quan điểm tương đồng về phần lớn các vấn đề trong chương trình nghị sự tại Astana. Ông Lavrentjev cũng thể hiện lạc quan về cuộc đàm phán vì cho rằng cần phải tạo cơ hội cho tiến trình hòa bình và tiến trình đàm phán giữa các bên đối lập lại Syria, trong có cả cuộc hòa đàm tại Geneva, Thụy Sĩ dự kiến vào ngày 8-2 tới.

Đại diện thường trực của Syria tại LHQ Bashar Jaafari, ông Abdrakhmanov cho biết hòa đàm Astana dự định và sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho nỗ lực quốc tế nhằm củng cố cơ chế ngừng bắn, giảm nhẹ tình hình cứu trợ nhân đạo và tìm kiếm giải pháp chính trị cho nội chiến tại quốc gia Trung Đông này. Ông Abdrakhmanov cho rằng đây là giai đoạn quan trọng nhất để chuẩn bị cho vòng hòa đàm tiếp theo do LHQ bảo trợ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.

Có thể khẳng định, nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc hòa đàm giữa các phe đối lập tại Syria thất bại chính là mất lòng tin lẫn nhau. Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan trong phiên khai mạc đã nói rằng, cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria là dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết. Mục đích của cuộc đàm phán này là đảm bảo sự trở lại ổn định cho Syria. Trong khi đó, mặc dù là một trong những nước bảo trợ cho cuộc hòa đàm nhưng Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus cho rằng không nên kỳ vọng quá sớm về một giải pháp hòa bình tại cuộc hòa đàm đang diễn ra tại Astana, chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày. Bởi lẽ, các bên tham dự cuộc đàm phán ở Astana vốn đã tham gia cuộc chiến với nhau trong 6 năm qua và có quá nhiều bất đồng. Đây cũng chính là trở lực chính để biến ước mơ hòa bình của quốc gia Trung Đông này thành hiện thực.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>