Trường chính trị các tỉnh, thành phố sẽ được đánh giá 2 mức độ chuẩn theo quy định của Ban Bí thư

01/07/2021 | 13:30 GMT+7

Cuộc họp tại điểm cầu Trường Chính trị tỉnh.

(HGO) – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố, các trường chính trị về việc triển khai thực hiện Quy định số 11 của Ban Bí thư Quy định về trường chính trị chuẩn, vào ngày 1-7, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Tại hội nghị, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: có 2 mức độ đánh giá trường chính trị chuẩn theo Quy định số 11 gồm: chuẩn mức độ 1 và chuẩn mức độ 2, thời gian đánh giá các tiêu chí để công nhận trường đạt chuẩn là 5 năm trở về trước tính từ thời điểm trường nộp hồ sơ xét công nhận. Vì thế các địa phương phải tích cực chủ động, bắt tay ngay vào việc xây dựng đề án về trường chính trị chuẩn. Các trường chính trị tỉnh, thành phố rà soát thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực… của đơn vị mình để tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng lộ trình trường chính trị chuẩn phù hợp theo tình hình thực tế của địa phương. Trước mắt là tập trung xây dựng trường chính trị chuẩn mức độ 1, hướng đến chuẩn mức độ 2. Năm 2022, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tiến hành thẩm định các tiêu chuẩn tại các trường chính trị ở các địa phương. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng còn lưu ý: Xây dựng kế hoạch đảm bảo 100% giảng viên đứng lớp phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị (ưu tiên học các lớp tập trung); ban giám hiệu các trường cần nỗ lực đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học...

Bế giảng một lớp đào tạo được Trường Chính trị Hậu Giang phối hợp mở tại tỉnh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân lực tại tỉnh nhà.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố, các trường chính trị có trao đổi xoay quanh các tiêu chí khó đối với các trường trong công nhận chuẩn như: tỷ lệ giảng viên (giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm) chiếm tỷ lệ 75% trên tổng số cán bộ, viên chức trường; cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại, phòng học trực tuyến của các trường chính trị còn hạn chế, việc khó xét thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên, nâng cao trình độ cao cấp lý luận chính trị cho lực lượng giảng viên phân bổ khá ít chỉ tiêu, ít đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh…

Tin, ảnh: CAO OANH

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>